Tam thập nhi lập là câu thành ngữ tiếng Trung, nguyên văn là “三十而立 – sān shí ér lì”. Câu này có nghĩa là con người ở vào khoảng độ tuổi 30 kiến lập được giá trị quan ổn định của cuộc sống, giữ vững được nguyên tắc làm người – làm việc. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa để chỉ con người đến tuổi 30 sẽ có những thành tựu vững chắc.
Trong tiếng Anh, tam thập nhi lập được dịch ra là “A man should be independent at the age of thirty”. Nguồn gốc của câu thành ngữ này là từ sách Luận ngữ. Hãy cùng học tiếng Trung online tìm hiểu thêm về câu thành ngữ này nhé.

Tam thập nhi lập – lời dạy của Khổng Tử
Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử có nói rằng lúc mình ở độ tuổi 30 đã đạt được trạng thái tự đánh giá được bản thân.
Nguyên văn là: “吾十有五而志于学,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳顺,七十而从心所欲,不逾矩。”
Phiên âm: Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu (ư) học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.”
Câu này có nghĩa là: ta vào năm 15 tuổi mà có chí học tập, 30 mà lập, 40 mà không nghi hoặc, 50 tuổi mà biết mệnh trời, 60 tuổi mà biết thuận theo, 70 tuổi mà biết theo tâm mong muốn của mình mà không vượt qua khuôn phép.
Tuy không phải ai cũng làm được thánh nhân giống Khổng Tử, nhưng người hậu thế vẫn luôn ghi nhận những lời dạy này trở thành những trạng thái lý tưởng của cuộc sống ở những giai đoạn khác nhau.
Khổng Tử nói: “lập vu lễ”, lại nói “bất tri lễ, vô dĩ lập dã”. Chính vì thế câu nói “tam thập nhi lập” của ngài là để chỉ ngài vào năm 30 tuổi biết hiểu lễ, lời nói việc làm đều thỏa đáng.
Khổng Tử vào năm 30 tuổi biết hiểu lễ. Vậy đối với chúng ta, những người hậu bối nên thành tựu điều gì? Đó chính là biết tự bình phẩm bản thân mình. Con người ở độ tuổi 30 là một chủ thể biết phán đoán và đánh giá tư tưởng, nguyện vọng, hành vi và đặc điểm tính cách của chính bản thân mình. Nhờ thế mới có thể tự lập được trong cuộc sống, tự bước những bước đi vững chắc về tương lai cho dù phía trước có thể có nhiều khó khăn gian khổ.
Các bạn vừa đọc bài viết về thành ngữ “tam thập nhi lập”. Chúc các bạn học tiếng Trung hiệu quả.
Bình Luận