Tam cương ngũ thường là quy phạm đạo đức giữa người với người mà lễ giáo phong kiến đề xuất. 纲/gāng/cương có nghĩa là điểm chính yếu, điểm mấu chốt. 三纲/Sān gāng/Tam cương là 3 điểm mấu chốt. 五常/wǔcháng/ngũ thường là 5 quy chuẩn về hành vi ứng xử thường ngày.
Trong bài này, hãy cùng Học tiếng Trung Online tìm hiểu tam cương ngũ thường là gì nhé!

Mục lục bài viết
Thế nào là tam cương ngũ thường?
Tam cương
Như đã nói ở đầu bài viết, tam cương là 3 điểm mấu chốt bao gồm:
- 君为臣纲/jūn wèi chén gāng/quân vi thần cương: điểm mấu chốt giữa quân (vua) và thần (bề tôi)
- 父为子纲/fù wèi zi gāng/phụ vi tử cương: điểm mấu chốt giữa cha và con
- 夫为妻纲/fū wèi qī gāng/phu vi thê cương: điểm mấu chốt giữa chồng và vợ
Tam cương chính là các quy tắc đạo đức dành cho nam giới thời phong kiến. Quan niệm tam cương xuất phát từ tư tưởng Pháp gia, thực tế Nho gia lại là cái gốc của Pháp gia.
Nội dung cụ thể mà tam cương nói đến chính là:
1, Quân vi thần cương, quân bất chính, thần đầu tha quốc. Có nghĩa là giữa vua với tôi, vua bất chính, bề tôi đầu quân cho nước khác. Quốc vi dân cương, quốc bất chính, dân khởi công chi. Nghĩa là giữa quốc gia với nhân dân, quốc gia bất chính, nhân dân có thể khởi đánh.
2, Phụ vi tử cương, phụ bất thiện, tử bôn tha hương. Nghĩa là giữa cha và con, cha bất thiện, con có thể đi tới chốn khác. Tử vi phụ vọng, tử bất chính, đại nghĩa diệt thân. Nghĩa là con trai là hi vọng của cha, con bất chính, cha có thể đại nghĩa diệt thân.
3, Phu vi thê cương, phu bất chính, thê khả cải giá. Nghĩa là giữa chồng đối với vợ, chồng bất chính, vợ có thể cải giá (theo chồng khác). Thê vi phu trợ, thê bất hiền, phu tắc hưu chi. Nghĩa là vợ trợ giúp cho chồng, vợ không hiền, chồng có thể đuổi vợ (bỏ vợ/đuổi về nhà cha mẹ đẻ).
Ngũ thường
Ngũ thường là 5 quy chuẩn về hành vi ứng xử thường ngày đó chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1, Thế nào là nhân?
Chữ 仁/rén/nhân bao gồm chữ nhân (人) nghĩa là con người và chữ nhị (二) nghĩa là số 2. Chữ 仁/rén/nhân có nghĩa là tấm lòng nhân từ giữa con người với con người.
2, Thế nào là nghĩa?
Chữ 義/yì/nghĩa bao gồm chữ dương (羊) ở phía trên nghĩa là con dê và chữ ngã (我) nghĩa là cái tôi ở phía dưới. Dương tượng trưng cho bầy đàn (quần thể) phải luôn được đặt phía trên cái tôi. Ở đây là chỉ trách nhiệm giữa tôi và người xung quanh. Phải đặt quyền lợi, lợi ích của người khác lên trên quyền lợi, lợi ích bản thân thì gọi là nghĩa. Bề tôi trung với vua cũng gọi là nghĩa, con hiếu kính cha mẹ cũng gọi là nghĩa, vợ chồng thủy chung cũng gọi là nghĩa… Chữ “nghĩa” giản thể được viết giản lược là 义.
3, Thế nào là lễ?
Chữ 礼/lǐ/lễ là chỗ ứng dụng của đạo. Lễ chính là các chuẩn mực và lễ nghi cơ bản của cuộc sống được chế định ra nhằm ràng buộc với các quy phạm đạo đức.
4, Thế nào là trí?
Chữ 智/zhì/trí chính là 智慧/zhìhuì/trí huệ (trí tuệ). Kẻ không có trí huệ thì chỉ biết tự tư tự lợi, người có trí huệ thì mới hiểu được nhân và nghĩa. Nói cách khác người có “trí” tức là người biết cách học và vận dụng theo “nhân” và “nghĩa” vậy.
5, Thế nào là tín?
Chữ 信/xìn/tín nghĩa là thành tín, lời nói ra phải thành thực và biết giữ lời. Tín là một mĩ đức rất quan trọng, là tiêu chuẩn đạo đức trọng hiểu, là cái căn bản để lập quốc lập thân.
Tư tưởng của Nho gia suy cho cùng đều lấy đạo đức làm nền tảng. Việc đặt ra các nguyên tắc và chuẩn mực chỉ nhằm định hướng cho con người và xã hội không đi lệch khỏi đạo đức. Trong xã hội hiện đại, người ta tưởng rằng tự mình đã thoát được khỏi sự hủ bại của tư tưởng phong kiến nhưng thực chất lại là tự đánh mất đi các chuẩn mực đạo đức, biến mình trở nên lạc hậu so với các bậc tiền nhân.
Tự mình không tu dưỡng đạo đức nhưng lại khăng khăng cho rằng tư tưởng Nho gia là hủ bại, đó là tư duy của những kẻ bất trí.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Dưới đây là một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
Bình Luận