Lê dân bá tánh là một câu thành ngữ hay được nhắc đến trong các bộ phim cổ trang. Đối với những người chưa tìm hiểu qua thì đều dễ dàng hiểu được ý của câu này là nhắc đến nhân dân, những người dân thường. Trong bài viết này, hãy cùng Học tiếng Trung online tìm hiểu thêm về câu thành ngữ tiếng Trung này nhé!
Lê dân bá tánh
Lê dân bá tánh có cách viết Hán tự là “黎民百姓 [Límín bǎixìng]”, trong đó “黎民” là lê dân, “百姓” là bá tánh/bách tính. Câu thành ngữ này được phát hiện sớm nhất từ tác phẩm “Tùy Đường diễn nghĩa”, tuy nhiên có thể nó đã được sử dụng thông dụng từ thời Tây Chu.
Tương truyền vào khoảng 5000 năm trước, ở vùng Trung Nguyên có vài bộ tộc lớn có sức mạnh và hung hãn nhất. Đó chính là các tộc Hoàng Đế, tộc Viêm Đế, Di tộc, Cửu Lê tộc. Cửu Lê tộc nằm ở phương nam, nhiều lần có xung đột với Viêm Đế tộc.
Về sau, hai tộc Hoàng Đế và Viêm Đế liên minh với nhau tổng cộng hơn trăm thị tộc lớn nhỏ chống lại Cửu Lê tộc. Kết quả là Cửu Lê tộc bị đánh bại. Kể từ đó “bá tánh” hay “bách tính” chính là từ ngữ dùng để gọi con cháu Viêm Hoàng, còn những tù binh bị bắt của Cửu Lê tộc được gọi là “Lê dân”.
Trải qua sự phát triển hàng ngàn năm của xã hội, giữa các bộ tộc không còn có sự phân biệt rạch ròi nữa mà đã được dung hợp lại. Từ “Lê dân” vì thế mà không còn được sử dụng theo nghĩa ban đầu của nó. “Lê dân” và “bá tánh” đã trở thành từ ngữ tương đồng về mặt ngữ nghĩa và đều có nghĩa là quần chúng nhân dân.
Các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ Trung Quốc này chưa nào? Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ!
Bình Luận